Nguyên Nhân Gì Khiến Trẻ Biếng ăn?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Một số nguyên nhân phổ biến như:
+ Chế độ ăn không cân bằng
+ Do thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý
+ Rối loạn tiêu hoá khiến bé giảm hấp thu, đầy bụng khó tiêu
+ Nhiễm ký sinh trùng
+ Điều trị bằng kháng sinh kéo dài
+ Trẻ uống sắt, vitamin A, vitamin D quá liều…
Chán ăn còn đến từ chế độ sinh hoạt và ăn uống không đúng giờ giấc.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Toni Kid Gold+
Sản phẩm có công dụng giúp bé bổ sung các vitamin và khoáng chất còn thiếu trong khẩu phần ăn. Với thành phần tối ưu gồm 24 công thức, Đặc biệt thành phần Kẽm, Lysine, các Vitamin nhóm B cùng DHA Toni Kid Gold+ sẽ giúp bé ăn ngon và thông minh hơn.
Siro ăn ngon Toni Kid Gold+ có dễ uống không?
Hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh khi cho con uống thuốc. Toni Kid Gold+ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa vị của mật ong vào sản phẩm, để tiếp cận với đối tượng trẻ nhỏ. Chắc chắn rằng bé sẽ thích mê hương vị của Toni Kid Gold+.
Siro ăn ngon Toni Kid Gold+ có tốt và đảm bảo không ?
Siro ăn ngon Toni Kid Gold+ với công thức 24 thành phần. Đã được nghiên cứu và tối ưu nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với hệ thống mã vạch giúp khách hàng yên tâm không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền nhà máy HD PHARMA EU – thuộc công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương. Đây là một trong số ít nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-EU ( tiêu chuẩn Châu Âu) tại Việt Nam. Có thể trả lời rằng đây là một sản phẩm nội địa tốt được sản xuất trên dây truyền công nghệ cao.
Cách dùng và đối tượng sử dụng Siro ăn ngon Toni Kid Gold+:
CÁCH DÙNG:
Lắc kỹ trước khi dùng. Uống sau khi ăn:
Trẻ em từ 06 tháng tuổi – 1 tuổi: Uống 10 ml/ lần/ ngày
Trẻ em từ 1 tuổi – 3 tuổi: Uống 10 ml/ lần x 1- 2 lần mỗi ngày
Trẻ em trên 3 tuổi – 6 tuổi: Uống 10 ml/ lần x 2 lần mỗi ngày
Trẻ em trên 6 tuổi -10 tuổi: Uống 20 ml/ lần x 1-2 lần mỗi ngày
Trẻ em trên 10 tuổi: Uống 20 ml/ lần x 3 lần mỗi ngày
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Trẻ biếng ăn, ngủ kém, hấp thu kém, gầy yếu, suy dinh dưỡng do chế độ ăn không đầy đủ, hay ốm khi thay đổi thời tiết do sức đề kháng kém.
– Người bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mới ốm dậy cần bồi bổ cơ thể.
Khuyến cáo khi sử dụng sản phẩm Toni Kid Gold+:
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
– Không dùng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Mua Siro Ăn Ngon Toni Kid Gold+ ở đâu?
Bạn có thể đặt hàng qua shopee tại:
1-Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú.
Khi trẻ bú một lượng lớn sữa, việc trẻ bị nôn trớ, hoặc ‘ọc ra’, là điều hết sức bình thường. Bé có thể bị nôn trớ nhiều, hoặc ít. Và hầu hết, trẻ sơ sinh đều sẽ có xu hướng bị ‘nôn trớ’ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong 12 tháng đầu đời.
Bé của bạn có thể có những cơn nôn ‘nhẹ nhàng’, chỉ trào một ít sữa ra từ miệng. Hoặc cũng có thể bé sẽ nôn mửa theo kiểu kịch phát, với một lượng lớn sữa chảy ra từ miệng, và mũi. Điều này khiến các bậc làm cha mẹ cảm thấy rất lo lắng.
Nhưng không giống như người lớn, trẻ sơ sinh nôn trớ khá dễ dàng, và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
2-Nguyên nhân phổ biến của nôn trớ.
Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, cùng với sữa, trẻ sẽ nuốt một lượng khí trong quá trình bú của mình. Những bóng khí này, sẽ được cơ thể của bé loại bỏ bớt nhờ cơ chế ợ hơi. Khi đó, một lượng sữa sẽ được đưa lên thực quản cùng với bóng khí, khiến cho bé gặp hiện tượng nôn trớ.
Nếu trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú, nó là chất lỏng màu trắng đục.
Nếu sữa trào ra sau một thời gian khi cho bé bú, sữa thường sẽ được tiêu hóa một phần và có hiện tượng vón cục.
– Các lý do khác gây nôn trớ:
Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên, là do van cơ giữa thực quản và dạ dày còn non yếu ( còn gọi là cơ vòng thực quản) và chưa trưởng thành. Ở cơ thể người lớn, thì van này sẽ đóng chặt sau khi nuốt thức ăn, để giữ thức ăn không bị trào lên. Cần rất nhiều lực, đẩy van này mở ra để người lớn có thể “nôn”. Nhưng Đối với trẻ sơ sinh, van này đóng không chặt. Nó có thể dễ dàng bị ép mở ra với một áp lực nhẹ.
Chúng ta thường gặp trong các trường hợp khi bé ăn no, bóng khí trong ợ hơi, hay sự vận động rung lắc sau khi ăn. Những trường hợp trên đều có thể khiến van này mở ra, và gây hiện tượng trào ngược.
Một số bậc cha mẹ cho bé ăn ở tư thế nằm, khiến áp lực lên van này tăng và dễ trào ngược hơn.
Nôn trớ, còn đến từ quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ. ruột, dạ dày, sẽ thực hiện hành động ‘co bóp’. Áp lực từ những cơn co thắt này, cũng có thể khiến sữa trào ngược lên thực quản của trẻ.
3- Đừng lo lắng.
Hầu hết những trẻ bị nôn trớ đều khỏe mạnh. Trẻ sẽ ‘lớn lên’ bình thường, và đây là một phần của quá trình trưởng thành. Tình trạng này có thể cải thiện phần nào, sau 6 tháng hoặc lâu hơn. Khi bé của bạn đã biết ngồi dậy, và dành nhiều thời gian hơn ở tư thế thẳng.Trọng lực, sẽ giúp một phần giữ cho mọi thứ ở nguyên vị trí của nó.Hãy xem như đây là một phần, trong quá trình lớn lên của bé.
4- Mẹo đối phó với tình trạng trẻ bị nôn trớ.
Giữ tã dự phòng, khăn lau tay hoặc khăn rửa tay trong và sau khi cho con bú.
Hãy nhẹ nhàng với trẻ sau khi bú. Tránh lắc lư xung quanh và nâng lên hạ xuống quá nhanh.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc trẻ tiếp tục đòi bú sau khi nôn trớ. Nếu trẻ có vẻ đói, hãy cho trẻ bú lại cho đến khi trẻ hài lòng (Tùy theo nhu cầu của bé).
Không nên thay đổi cách cho trẻ bú, để cố gắng khắc phục tình trạng nôn trớ. Cho trẻ bú nhiều hơn, hoặc cách xa các lần bú sẽ không làm thay đổi tình trạng nôn trớ của trẻ.
Không nên thay đổi sữa công thức, nếu trẻ bú bình. Điều này sẽ không ngăn bé bị nôn trớ.
Không nên làm đặc sữa công thức (hoặc thêm các chất khác như ngũ cốc, thảo dược, hay mẹo dân gian gì đó…) với niềm tin rằng tình trạng sẽ đỡ hơn. điều này không giúp ích gì, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ nghiêng đầu về một bên khi nằm, tránh trường hợp bé bị sặc do sữa bị trớ ra.
Bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé. Tuy nhiên hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng.
5- Khi nào nên liên hệ bác sĩ?
Nếu bạn lo lắng rằng, bé của bạn bị nôn trớ quá mức, hoặc có vẻ không khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Các triệu chứng bạn nên theo dõi như: trẻ có ít hơn sáu tã ướt trong 24 giờ, bú ít hoặc mê man, tiêu chảy hoặc sốt, chất nôn có mùi rất khó chịu hoặc nếu nó bao gồm dịch vàng tươi, cam hoặc xanh lục dịch mật,chướng bụng, đau bụng, nôn có lẫn máu, co giật,…
Đây là dấu hiệu đáng quan tâm của nôn trớ bệnh lý và cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Hello!! Chúc bạn một ngày tốt lành.
Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. He who has health, has hope; and he who has hope, has everything. -Thomas Carlyle