1. Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành như thế nào?
Hệ miễn dịch là gì?
“Hệ miễn dịch là gì? Có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?” là thắc mắc của nhiều người. Hiểu một cách đơn giản, hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách, có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng, vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các ngõ vào của cơ thể, đặc biệt ở tại đường hô hấp và tiêu hóa.
Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được.
Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch được xây dựng và củng cố qua những lần mắc bệnh, bằng nguyên tắc ghi nhớ, khi tạo kháng thể phù hợp để tiêu diệt 1 loại kháng nguyên, cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng cho các lần sau, khi các tác nhân đó xâm nhập trở lại, cơ chế này gọi là hệ miễn dịch chủ động.
Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch trong những tháng đầu đời được thừa hưởng bằng dòng kháng thể nhận từ sữa mẹ, cơ chế này gọi là hệ miễn dịch thụ động, kháng thể sẽ suy giảm rất nhanh sau 6 tháng và khi bé bắt đầu cai sữa, chính vì thế vào mốc thời gian này, trẻ thường hay ốm vặt và đây là lúc hệ miễn dịch chủ động của trẻ được hình thành.
Tuy nhiên, đối với một số chủng vi khuẩn hoặc virus có độc tính cao, gây bệnh nặng, cha mẹ cần chủ động phòng chống cho con bằng cách tiêm phòng vắc-xin.
2. Tại sao trẻ lại hay ốm vặt ?
Trẻ bắt đầu hay ốm vặt khi nào?
Một số trẻ em dường như luôn trong tình trạng sụt sịt. trẻ hết ốm lần này đến cảm lần khác. Và nhiều bậc cha mẹ thắc mắc. “Liệu rằng con tôi có bị ốm vặt quá nhiều hay không, và liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có vấn đề gì không?”.
Sự thật là, trẻ bắt đầu bị ốm vặt từ khoảng sáu tháng tuổi, khi mà khả năng miễn dịch bé nhận được từ sữa mẹ mất dần và trẻ phải tự xây dựng hệ thống miễn dịch của mình.
Trẻ bị cảm cúm bao nhiêu lần mỗi năm là bình thường?
Theo thống kê trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo bị cảm lạnh khoảng 7 đến 8 lần mỗi năm. Và trong độ tuổi đi học, trung bình các em bị cảm từ 5 đến 6 lần một năm. Thanh thiếu niên đạt đến mức độ trưởng thành bốn lần cảm lạnh mỗi năm.
Trẻ bị ốm có phải do bị thiếu Vitamin hay không?
Thông thường, các bậc cha mẹ thắc mắc liệu trẻ bị ốm có phải do trẻ bị thiếu vitamin, chế độ ăn uống nghèo nàn hay do lạnh không? Cảm lạnh không phải do chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vitamin. Chúng cũng không phải do thời tiết lạnh.
Mắc phải các đợt cảm lạnh là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lớn lên của trẻ. Chúng ta Không thể ngăn ngừa các đợt cảm lạnh của trẻ, bất kể bạn có đọc hay thực hiện các mẹo gì trên Internet. Chúng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của con bạn. Ngoài ra con bạn bị ốm nhiều không có nghĩa con bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Vậy Vitamin và chế độ ăn uống hợp lý giúp ích gì?
Câu trả lời Vitamin và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ hồi phục tốt hơn giữa những lần bị ốm.
3. Bao lâu thì trẻ hết ốm vặt?
Thời gian giữa các đợt cảm cúm của trẻ là bao lâu?
Năm ngày đầu tiên khi bé nhiễm vi-rút là sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng nhất, nhưng các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm có thể sẽ kéo dài từ hai đến ba tuần. Khoảng thời gian trung bình mà một cơn ho kéo dài với những loại vi-rút hiện nay là khoảng 18 ngày.
Vì vậy, miễn là con bạn đã hết sốt, thì bạn có thể cho con tham gia các hoạt động khác bình thường.
Bao lâu thì trẻ hết ốm vặt?
Số lần cảm lạnh sẽ giảm dần theo năm tháng khi cơ thể con bạn tích tụ đủ nguồn cung cấp kháng thể để chống lại các loại vi khuẩn, vi rút khác nhau. Trung bình trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên thì số lần ốm vặt sẽ giảm dần trong suốt quá trình phát triển của trẻ.
4. Nên dùng thuốc gì? khi nào thì nên dùng kháng sinh?
Thuốc kháng sinh sẽ được dùng khi con bạn xuất hiện các dấu hiệu như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang hoặc viêm phổi…
Ngoài ra các thuốc giảm triệu chứng của bệnh sẽ giúp con bạn giảm các triệu chứng khó chịu mà cảm cúm gây ra ảnh hưởng đến quá trình học tập hay cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cắt amidan cho con bạn sẽ không giúp ích gì vì cảm lạnh không phải do amidan.
5. Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ?
Đầu tiên, hãy xem sức khỏe tổng quát của con bạn. Nếu con bạn hoạt bát và có cân nặng hợp lí so với độ tuổi của mình, bạn không phải lo lắng quá nhiều về sức khỏe của trẻ. Con của bạn không bị ốm nhiều hơn những đứa trẻ bình thường ở cùng độ tuổi của chúng. Cha mẹ có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ hay những người có chuyên môn để giảm các triệu chứng mà trẻ mắc phải.
Leave a Reply