Uống rượu đỏ mặt nguyên nhân? Khắc phục như thế nào?

Theo chuyên gia Uống rượu bị đỏ mặt là một hiện tượng thường xuất hiện ở người châu Á. Khi chúng ta uống rượu cơ quan tiếp xúc đầu tiên là dạ dày. Tại đáy dạ dày ngay lập tức nó sẽ được hấp thu khoảng 20% lượng rượu ( vì ở dạng lỏng nên rất nhanh sau khoảng 15- đến 20 phút rượu tiếp tục được chuyển xuống tá tràng và hỗng tràng thông qua niêm mạc và đi vào máu.)

Việc cơ thể hấp thụ rượu nhanh hay chậm phụ thuộc vào lượng thức ăn có trong dạ dày. Bởi vậy khi uống rượu, để giữ cơ thể được tỉnh táo hơn thì chúng ta nên ăn một chút gì đó. Và tốt nhất là ăn những đồ ăn có chứa nhiều protein như thịt bò, thịt heo…

Rượu không không phải là một chất dinh dưỡng nên sẽ không được lưu trữ trong cơ thể. Bởi vậy, khi vào cơ thể và thấm vào máu, rượu sẽ được ưu tiên chuyển hóa trước. Cơ quan có chức năng chuyển hóa rượu trong cơ thể chính là gan. (Gan sẽ chuyển hóa 90% còn lại thông qua nước tiểu hơi thở tuyến mồ hôi…).

Ảnh minh họa: Nguyên nhân uống rượu bị đỏ mặt

Khi đến gan, rượu sẽ được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Các enzyme ADH biến đổi ethanol trong rượu tạo thành Acetaldehyde.

 Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và Glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành H2O và CO2. Từ đó có thể thấy khả năng giải độc của gan phụ thuộc vào lượng enzyme và chất chống oxy hóa Glutathione do gan tiết ra. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định mỗi giờ, tương ứng với một lượng acetaldehyde nhất định được chuyển hóa.

sơ đồ chuyển hóa rượu bia trong cơ thể

Bởi vậy, khi uống rượu vượt quá khả năng đào thải của gan thì cực kỳ nguy hiểm. Khi đó, gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa Acetaldehyde, Acetaldehyde ứ đọng trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như các triệu chứng say rượu (buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…) 

Người bị hiện tượng đỏ mặt do gặp vấn đề ở bước chuyển hóa acetaldehyde thành acetate. Do thiếu hụt men Aldehyde dehydrogenase (ALDH). Đây là một enzyme có trong cơ thể có tác dụng phân hủy Acetaldehyde.



Làm thế nào để hết đỏ mặt?

Hãy nhớ rằng, mặt đỏ bừng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng uống rượu.Cách duy nhất để tránh đỏ mặt khi uống rượu là tránh hoặc hạn chế uống rượu. Thế nhưng nếu trong trường hợp bắt buộc phải uống bạn có thể dùng các loại thuốc được gọi là thuốc chẹn histamine-2 (H2) có thể kiểm soát tình trạng đỏ bừng mặt. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình phân hủy rượu thành acetaldehyde trong máu của bạn. Các chất chẹn H2 phổ biến bao gồm:

 cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin.

Các loại thuốc kháng H1 (loratadin, cetirizin, fexofenadin…) nhắm vào thụ thể histamin H1 và chúng không có tác dụng đối với hội chứng đỏ bừng mặt do rượu.

Các loại thuốc che giấu các triệu chứng của hội chứng không dung nạp rượu có thể khiến bạn cảm thấy muốn uống nhiều hơn mức bình thường. Điều này có thể nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn bị thiếu hụt ALDH. Vì thế nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giải rượu ( Voskyo, Condition…) với thành phần chính là cao khúng khéng ( Tên khoa học: Hovenia dulcis Thunb.) đã được chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ chuyển hóa bia rượu.

Một số lưu ý:

Có một số tài liệu và bài báo có viết cafein có khả năng giải rượu và giảm đau đầu khi uống rượu thế nhưng Cà phê là một trong các thực phẩm làm giảm hoạt động của ALDH mạnh nhất, khiến cơn nôn nao của bạn kéo dài lâu hơn bình thường.

Cà phê là một trong những thứ làm giảm khả năng hoạt động của cả 2 enzyme phân hủy rượu. Danh sách cần tránh còn có sữa tươi, yến mạch, đậu phộng, kê, bắp, hạt tiêu, đinh hương, thì là, quế, trứng, các sản phẩm chống nôn thương mại.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Research in Food Science.

Được viết bởi Dược sĩ Vi Thái Sơn.



Tài liệu tham khảo:

1. Alcohol Flush Signals Increased Cancer Risk among East Asians March 23, 2009 News Release – National Institutes of Health (NIH)

2. Brooks PJ, Enoch MA, Goldman D, Li TK, Yokoyama A (March 2009). “The alcohol flushing response: an unrecognized risk factor for esophageal cancer from alcohol consumption

3. Lee H, Kim SS, You KS, Park W, Yang JH, Kim M, Hayman LL (2014). “Asian flushing: genetic and sociocultural factors of alcoholism among East Asians”. Gastroenterology Nursing. 37 (5): 327–36.

4. Lee, Chien-Hung; Lee, Jang-Ming; Wu, Deng-Chyang; Goan, Yih-Gang; Chou, Shah-Hwa; Wu, I.-Chen; Kao, Ein-Long; Chan, Te-Fu; Huang, Meng-Chuan; Chen, Pei-Shih; Lee, Chun-Ying (2008). “Carcinogenesis impact of ADH1B and ALDH2 genes on squamous cell carcinoma risk of the esophagus with regard to the consumption of alcohol, tobacco and betel quid”. International Journal of Cancer. 122 (6): 1347–56.

- Quảng cáo -