Cách giải rượu nhanh hiệu quả? thuốc giải rượu có an toàn hay không?

Bạn hoặc người thân đang say, và bây giờ bạn muốn nhanh chóng tỉnh rượu. Có nhiều bài viết nói về vấn đề này nhưng thực sự nó có hiệu quả không? Trong bài viết này. Nhà Thuốc Tiến Thủy sẽ hướng dẫn và giải thích một số quan niệm sai lầm phổ biến nhất về cách giải rượu nhanh. Chúng tôi sẽ nêu ra các phương pháp thực sự hữu hiệu giúp bạn tỉnh rượu và cảm thấy dễ chịu hơn.
cach giai ruou nhanh hieu qua
cach giai ruou nhanh hieu qua

1. Hiểu được nguyên nhân gây ra say rượu và cơ chế giải rượu tự nhiên của cơ thể.

Khi vào thể cơ và thấm vào máu, rượu sẽ được ưu tiên chuyển hóa. Cơ quan có chức năng chuyển hóa rượu trong cơ thể chính là gan. (Gan sẽ chuyển hóa 90%. Còn lại được chuyển hóa thông qua nước tiểu hơi thở tuyến mồ hôi…).

Khi đến gan, rượu sẽ được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Các enzyme ADH biến đổi ethanol trong rượu tạo thành Acetaldehyde.

 Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDHGlutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành H2O và CO2. 

Từ đó có thể thấy khả năng giải độc của gan phụ thuộc vào lượng enzyme và chất chống oxy hóa Glutathione do gan tiết ra. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định mỗi giờ, tương ứng với một lượng acetaldehyde nhất định được chuyển hóa và khi nồng độ acetaldehyde trong máu cao chúng ta cảm nhận được hiện tượng say rượu.

– quảng cáo-



2. các mức độ của say rượu.

  • Nồng độ Ethanol 10.9 – 21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.
  • Nồng độ Ethanol > 21.7 mmol/l: Bệnh nhân có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương, phản ứng chậm, loạng choạng, mất ý thức, nôn mửa, rối loạn thị lực, giảm thân nhiệt, hạ đường huyết, giảm phản xạ, suy hô hấp.
  • Nồng độ Ethanol > 86.8 mmol/l: Có thể gây ra nguy hại cho tính mạng.
muc do say theo nghiem phap ruou ethanol
Các mức độ say rượu theo nghiệm pháp Ethanol.

– quảng cáo-



3. Khúng khéng vị thuốc giải rượu từ xa xưa.

Khúng khéng ( tên khoa học: Hovenia dulcis Thunb. Thuộc họ táo ta.) còn có tên gọi khác là cây chỉ cụ. Với tác dụng nổi bật của cây khúng khéng là khả năng giải độc bia rượu và bồi bổ chức năng gan.

cach giai ruou nhanh hieu qua thuoc giai ruou co an toan hay khong
Ảnh: khúng khéng ( Hovenia dulcis Thunb. )

Từ lâu trong dân gian đã sử dụng cây này để làm thuốc, trong các tài liệu về y học cổ truyền đều có ghi chép về vị thuốc này như sau:

  • Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, vị thuốc có tên gọi là cây chỉ cụ. Với công dụng chính là chống nôn và giải ngộ độc bia rượu .
  • Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2” NXB Khoa học và kỹ thuật, vị thuốc có công dụng là một vị thuốc bồi bổ, chống nôn, giải độc và tăng cường tiêu hóa, điều trị bí tiểu.

Những nghiên cứu đáng chú ý về cây khúng khéng:

Trên thế giới cây khúng khéng là loại thảo dược quý, nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới khoa học nên chính vì vậy hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về loài cây này, dưới đây là một số những đề tài nghiên cứu nổi bật:

– Hoạt động bảo vệ tế bào gan của Cây khúng khéng

Bằng thử nghiệm trên chuột mà nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Wakan-Yaku (Thuốc truyền thống Trung-Nhật), Đại học Y dược Toyama, Công ty TNHH Dược phẩm Yamanouchi Nhật Bản đã xác định được hoạt động bảo vệ tế bào gan của chiết xuất methanol từ cây chỉ cụ (khúng khéng) (1).

– Hoạt động hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nghiên cứu tại Viện Kiểm tra Ma túy và Dụng cụ thuộc PLA, Tổng cục Hậu cần Trung Quốc thông qua thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã xác định hoạt động hạ đường huyết rất đáng kể của chiết xuất từ cây chỉ cụ Hovenia dulcis Thunb. Nghiên cứu kết luận thảo dược Hovenia dulcis Thunb (cây chỉ cụ) có tác dụng hạ đường huyết và có thể trở thành một loại thảo dược chống tiểu đường hiệu quả (2).

– Hoạt động chống viêm và giải độc bia rượu

Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Quốc gia Sunchon, Hàn Quốc thông qua thí nghiệm trên hai nhóm chuột đã bị nghiện rượu mãn tính – có sử dụng và không sử dụng chiết xuất ethanol từ hạt cây chỉ cụ Hovenia dulcis Thunb. Thông qua thử nghiệm này các nhà khoa học đã xác định chiết xuất ethanol từ hạt cây chỉ cụ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ do rượu thông qua điều hòa chuyển hóa lipid (3).

theo các kết quả nghiên cứu khúng khéng tác dụng hỗ trợ chức năng gan giải độc rượu nhờ tăng hoạt lực men ADH và ALDH hỗ trợ gan chuyển hóa cồn trong máu. Từ đó giúp giảm lượng cồn trong máu và giảm cảm giác say rượu bia.

tóm tắt.

– quảng cáo-



4. lựa chọn và cách sử dụng sản phẩm giải rượu hiệu quả.

 Đa số các sản phẩm giải rượu tốt trên thị trường hiện nay thường có thành phần chính là khúng khéng  (Hovenia dulcis Thunb.) Được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng và được sản xuất bởi các công ty uy tín. kể đến như:

Condition:

conditon nha thuoc tien thuy
Ảnh: sản phẩm Condition.

Condition là sản phẩm nước giải rượu đến từ Hàn Quốc, Ra đời từ năm 1992, Condition luôn giữ vững vị trí Nước giải rượu được yêu thích nhất tại Hàn Quốc và có mặt ở hơn 5 Quốc gia khác trên toàn Thế Giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Cambodia và Việt Nam.

Công dụng chính:

– Giảm say nhanh chóng : Với chiết xuất Hovenia Dulcis ( Khúng Khéng ) từ Hàn Quốc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch chiết Hovenia Dulcis có vị ngọt, rất hiệu quả trong việc giúp giải độc rượu, làm chuyển hóa nồng độ Alcohol trong máu ( lý do chính gây khó chịu, buồn nôn khi uống rượu ) sau 0,5 -3 giờ. Ngoài ra còn giúp thanh nhiệt, giúp giảm mụn trứng cá, mụn nhọt và làm đẹp da.

– quảng cáo-



Voskyo:

Với thành phần chính là cao khúng khéng viên giải rượu Voskyo hỗ trợ tăng cường chuyển hóa và thải trừ Aldehyd, hỗ trợ giảm cảm giác say rượu, giúp bảo vệ tế bào gan và tế bào thần kinh trước tác hại của rượu, bia.

voskyo nha thuoc tien thuy
Ảnh: sản phẩm Voskyo.

5. Những quan niệm sai lầm.

  • Cà phê giúp bạn tỉnh rượu. Caffeine có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng nó không giúp bạn tỉnh rượu. Khi bạn uống rượu, chất cồn sẽ ngấm vào máu và khiến bạn bị say. Cà phê không làm bạn bớt say mà còn khiến các men chuyển hóa rượu hoạt động yếu đi. Khiến cho bạn có cảm giác nôn nao hơn.
  • Ăn sau khi uống rượu sẽ giúp bạn tỉnh rượu hơn.

Một khi cồn đã vào máu thì bạn có ăn vào cũng không ích gì. Đúng là thức ăn mà bạn ăn vào trước khi hoặc trong khi uống rượu có thể giảm lượng cồn mà cơ thể hấp thụ, nhờ đó bạn sẽ đỡ say hơn. Đáng tiếc là, nếu ăn sau khi cồn đã ngấm vào máu thì bạn sẽ không thể tỉnh rượu nhanh hơn. Thức ăn không giúp cơ thể xử lý lượng cồn đã hấp thụ.

Bạn sẽ say nhanh hơn nếu bạn uống rượu khi dạ dày rỗng. Ăn trước hoặc trong khi uống rượu là một giải pháp tốt để rượu hấp thu vào cơ thể chậm hơn.

– quảng cáo-



  • Tắm nước lạnh có thể giúp bạn tỉnh rượu.

Tắm nước lạnh không có tác dụng gì đến độ say của bạn. Một số người khuyên người say nên tắm nước lạnh cho tỉnh rượu, nhưng thực ra nước lạnh không hề có tác dụng giảm lượng cồn trong cơ thể. Ngược lại tắm nước lạnh sẽ khiến cơ thể gặp các phản ứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Tập thể dục sẽ giúp bạn đào thải cồn qua mồ hôi.

Cồn tồn tại trong máu và được chuyển hóa 90% bởi gan chứ không có trong mồ hôi. Đến phòng tập gym, chạy bộ hoặc đi bộ một quãng dài cũng không thể giảm lượng cồn trong máu. Tập thể dục cũng có thể nguy hiểm khi bạn say rượu và khiến bạn mất nước thêm.

Tóm lại: Chỉ có thời gian mới giúp bạn tỉnh rượu.

Gọi cấp cứu khi : có các triệu chứng bao gồm nôn, co giật, lú lẫn, thở chậm và không đều, giảm thân nhiệt hoặc da xanh tái và nhợt nhạt. Đừng chờ hoặc ngủ thiếp đi. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Được tổng hợp và viết bởi dược sĩ Vi Thái Sơn.

Tài liệu Tham Khảo:

  1. https://www.jstage.jst.go.jp/article/bpb1993/20/4/20_4_381/_article/-char/ja/ (1)
  2. https://europepmc.org/article/med/12583164 (2)
  3. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0753332217304250 (3)
  4. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi.
  5. Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2” NXB Khoa học và kỹ thuật.

– quảng cáo-



- Quảng cáo -