1-Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú.
Khi trẻ bú một lượng lớn sữa, việc trẻ bị nôn trớ, hoặc ‘ọc ra’, là điều hết sức bình thường. Bé có thể bị nôn trớ nhiều, hoặc ít. Và hầu hết, trẻ sơ sinh đều sẽ có xu hướng bị ‘nôn trớ’ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong 12 tháng đầu đời.
Bé của bạn có thể có những cơn nôn ‘nhẹ nhàng’, chỉ trào một ít sữa ra từ miệng. Hoặc cũng có thể bé sẽ nôn mửa theo kiểu kịch phát, với một lượng lớn sữa chảy ra từ miệng, và mũi. Điều này khiến các bậc làm cha mẹ cảm thấy rất lo lắng.
Nhưng không giống như người lớn, trẻ sơ sinh nôn trớ khá dễ dàng, và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
2-Nguyên nhân phổ biến của nôn trớ.
Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, cùng với sữa, trẻ sẽ nuốt một lượng khí trong quá trình bú của mình. Những bóng khí này, sẽ được cơ thể của bé loại bỏ bớt nhờ cơ chế ợ hơi. Khi đó, một lượng sữa sẽ được đưa lên thực quản cùng với bóng khí, khiến cho bé gặp hiện tượng nôn trớ.
Nếu trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú, nó là chất lỏng màu trắng đục.
Nếu sữa trào ra sau một thời gian khi cho bé bú, sữa thường sẽ được tiêu hóa một phần và có hiện tượng vón cục.
– Các lý do khác gây nôn trớ:
Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên, là do van cơ giữa thực quản và dạ dày còn non yếu ( còn gọi là cơ vòng thực quản) và chưa trưởng thành. Ở cơ thể người lớn, thì van này sẽ đóng chặt sau khi nuốt thức ăn, để giữ thức ăn không bị trào lên. Cần rất nhiều lực, đẩy van này mở ra để người lớn có thể “nôn”. Nhưng Đối với trẻ sơ sinh, van này đóng không chặt. Nó có thể dễ dàng bị ép mở ra với một áp lực nhẹ.
Chúng ta thường gặp trong các trường hợp khi bé ăn no, bóng khí trong ợ hơi, hay sự vận động rung lắc sau khi ăn. Những trường hợp trên đều có thể khiến van này mở ra, và gây hiện tượng trào ngược.
Một số bậc cha mẹ cho bé ăn ở tư thế nằm, khiến áp lực lên van này tăng và dễ trào ngược hơn.
Nôn trớ, còn đến từ quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ. ruột, dạ dày, sẽ thực hiện hành động ‘co bóp’. Áp lực từ những cơn co thắt này, cũng có thể khiến sữa trào ngược lên thực quản của trẻ.
3- Đừng lo lắng.
Hầu hết những trẻ bị nôn trớ đều khỏe mạnh. Trẻ sẽ ‘lớn lên’ bình thường, và đây là một phần của quá trình trưởng thành. Tình trạng này có thể cải thiện phần nào, sau 6 tháng hoặc lâu hơn. Khi bé của bạn đã biết ngồi dậy, và dành nhiều thời gian hơn ở tư thế thẳng.Trọng lực, sẽ giúp một phần giữ cho mọi thứ ở nguyên vị trí của nó.Hãy xem như đây là một phần, trong quá trình lớn lên của bé.
4- Mẹo đối phó với tình trạng trẻ bị nôn trớ.
Giữ tã dự phòng, khăn lau tay hoặc khăn rửa tay trong và sau khi cho con bú.
Hãy nhẹ nhàng với trẻ sau khi bú. Tránh lắc lư xung quanh và nâng lên hạ xuống quá nhanh.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc trẻ tiếp tục đòi bú sau khi nôn trớ. Nếu trẻ có vẻ đói, hãy cho trẻ bú lại cho đến khi trẻ hài lòng (Tùy theo nhu cầu của bé).
Không nên thay đổi cách cho trẻ bú, để cố gắng khắc phục tình trạng nôn trớ. Cho trẻ bú nhiều hơn, hoặc cách xa các lần bú sẽ không làm thay đổi tình trạng nôn trớ của trẻ.
Không nên thay đổi sữa công thức, nếu trẻ bú bình. Điều này sẽ không ngăn bé bị nôn trớ.
Không nên làm đặc sữa công thức (hoặc thêm các chất khác như ngũ cốc, thảo dược, hay mẹo dân gian gì đó…) với niềm tin rằng tình trạng sẽ đỡ hơn. điều này không giúp ích gì, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ nghiêng đầu về một bên khi nằm, tránh trường hợp bé bị sặc do sữa bị trớ ra.
Bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé. Tuy nhiên hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng.
5- Khi nào nên liên hệ bác sĩ?
Nếu bạn lo lắng rằng, bé của bạn bị nôn trớ quá mức, hoặc có vẻ không khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Các triệu chứng bạn nên theo dõi như: trẻ có ít hơn sáu tã ướt trong 24 giờ, bú ít hoặc mê man, tiêu chảy hoặc sốt, chất nôn có mùi rất khó chịu hoặc nếu nó bao gồm dịch vàng tươi, cam hoặc xanh lục dịch mật,chướng bụng, đau bụng, nôn có lẫn máu, co giật,…
Đây là dấu hiệu đáng quan tâm của nôn trớ bệnh lý và cần liên hệ ngay với bác sĩ.
1. Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành như thế nào?
Hệ miễn dịch là gì?
“Hệ miễn dịch là gì? Có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?” là thắc mắc của nhiều người. Hiểu một cách đơn giản, hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách, có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng, vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các ngõ vào của cơ thể, đặc biệt ở tại đường hô hấp và tiêu hóa.
Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được.
Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch được xây dựng và củng cố qua những lần mắc bệnh, bằng nguyên tắc ghi nhớ, khi tạo kháng thể phù hợp để tiêu diệt 1 loại kháng nguyên, cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng cho các lần sau, khi các tác nhân đó xâm nhập trở lại, cơ chế này gọi là hệ miễn dịch chủ động.
Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch trong những tháng đầu đời được thừa hưởng bằng dòng kháng thể nhận từ sữa mẹ, cơ chế này gọi là hệ miễn dịch thụ động, kháng thể sẽ suy giảm rất nhanh sau 6 tháng và khi bé bắt đầu cai sữa, chính vì thế vào mốc thời gian này, trẻ thường hay ốm vặt và đây là lúc hệ miễn dịch chủ động của trẻ được hình thành.
Tuy nhiên, đối với một số chủng vi khuẩn hoặc virus có độc tính cao, gây bệnh nặng, cha mẹ cần chủ động phòng chống cho con bằng cách tiêm phòng vắc-xin.
2. Tại sao trẻ lại hay ốm vặt ?
Trẻ bắt đầu hay ốm vặt khi nào?
Một số trẻ em dường như luôn trong tình trạng sụt sịt. trẻ hết ốm lần này đến cảm lần khác. Và nhiều bậc cha mẹ thắc mắc. “Liệu rằng con tôi có bị ốm vặt quá nhiều hay không, và liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có vấn đề gì không?”.
Sự thật là, trẻ bắt đầu bị ốm vặt từ khoảng sáu tháng tuổi, khi mà khả năng miễn dịch bé nhận được từ sữa mẹ mất dần và trẻ phải tự xây dựng hệ thống miễn dịch của mình.
Trẻ bị cảm cúm bao nhiêu lần mỗi năm là bình thường?
Theo thống kê trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo bị cảm lạnh khoảng 7 đến 8 lần mỗi năm. Và trong độ tuổi đi học, trung bình các em bị cảm từ 5 đến 6 lần một năm. Thanh thiếu niên đạt đến mức độ trưởng thành bốn lần cảm lạnh mỗi năm.
Trẻ bị ốm có phải do bị thiếu Vitamin hay không?
Thông thường, các bậc cha mẹ thắc mắc liệu trẻ bị ốm có phải do trẻ bị thiếu vitamin, chế độ ăn uống nghèo nàn hay do lạnh không? Cảm lạnh không phải do chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vitamin. Chúng cũng không phải do thời tiết lạnh.
Mắc phải các đợt cảm lạnh là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lớn lên của trẻ. Chúng ta Không thể ngăn ngừa các đợt cảm lạnh của trẻ, bất kể bạn có đọc hay thực hiện các mẹo gì trên Internet. Chúng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của con bạn. Ngoài ra con bạn bị ốm nhiều không có nghĩa con bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Vậy Vitamin và chế độ ăn uống hợp lý giúp ích gì?
Câu trả lời Vitamin và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ hồi phục tốt hơn giữa những lần bị ốm.
3. Bao lâu thì trẻ hết ốm vặt?
Thời gian giữa các đợt cảm cúm của trẻ là bao lâu?
Năm ngày đầu tiên khi bé nhiễm vi-rút là sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng nhất, nhưng các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm có thể sẽ kéo dài từ hai đến ba tuần. Khoảng thời gian trung bình mà một cơn ho kéo dài với những loại vi-rút hiện nay là khoảng 18 ngày.
Vì vậy, miễn là con bạn đã hết sốt, thì bạn có thể cho con tham gia các hoạt động khác bình thường.
Bao lâu thì trẻ hết ốm vặt?
Số lần cảm lạnh sẽ giảm dần theo năm tháng khi cơ thể con bạn tích tụ đủ nguồn cung cấp kháng thể để chống lại các loại vi khuẩn, vi rút khác nhau. Trung bình trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên thì số lần ốm vặt sẽ giảm dần trong suốt quá trình phát triển của trẻ.
4. Nên dùng thuốc gì? khi nào thì nên dùng kháng sinh?
Thuốc kháng sinh sẽ được dùng khi con bạn xuất hiện các dấu hiệu như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang hoặc viêm phổi…
Ngoài ra các thuốc giảm triệu chứng của bệnh sẽ giúp con bạn giảm các triệu chứng khó chịu mà cảm cúm gây ra ảnh hưởng đến quá trình học tập hay cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cắt amidan cho con bạn sẽ không giúp ích gì vì cảm lạnh không phải do amidan.
5. Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ?
Đầu tiên, hãy xem sức khỏe tổng quát của con bạn. Nếu con bạn hoạt bát và có cân nặng hợp lí so với độ tuổi của mình, bạn không phải lo lắng quá nhiều về sức khỏe của trẻ. Con của bạn không bị ốm nhiều hơn những đứa trẻ bình thường ở cùng độ tuổi của chúng. Cha mẹ có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ hay những người có chuyên môn để giảm các triệu chứng mà trẻ mắc phải.
Táo bón có thể gây nên các biến chứng như sinh non ở 3 tháng cuối, hay sẩy ở 3 tháng đầu của thai kỳ, do trong quá trình “rặn” sẽ gây co bóp tử cung của mẹ bầu. Ngoài ra việc phân bị tích tụ lâu trong ruột sẽ khiến các chất độc như phenol, ammoniac… bị hấp thụ ngược lại cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số mẹ bầu bị táo bón nặng khi mang thai dẫn đến đi ngoài ra máu tươi, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… tuy chưa tới mức nguy hiểm nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và gây ra tâm lý lo âu ở phụ nữ trong quá trình mang thai.
Táo bón trong thai kỳ có thể do những nguyên nhân sau:
- Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự giãn cơ. Trong đó Bao gồm cả các cơ trong hệ thống tiêu hóa, và khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Ngoài ra ở phụ nữ mang thai Tử cung và thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ chèn ép hệ thống tiêu hóa dẫn đến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn gây nên hiện tượng táo bón.
- trong quá trình mang thai phụ nữ vận động khó khăn và nặng nề, tâm lý lo lắng khiến một số bạn sẽ có thói quen ít vận động, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
- táo bón còn do quá trình bổ sung các khoáng chất như sắt cà canxi trong thai kỳ
- do nhịn đi vệ sinh và do ăn quá no hay ăn quá nhiều một lúc khiến cơ thể không kịp hấp thụ và tiêu hóa.
Sau đây Nhà Thuốc Tiến Thủy sẽ mách bạn 5 cách xử lý khi bị táo bón tại nhà đơn giản mà ai cũng làm được trong trong quá trình mang thai.
5 cách xử lý khi bị táo bón:
Ăn nhiều chất xơ.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Nó cũng cung cấp vitamin và các chất chống oxy hóa cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì cơ thể thường xuyên khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây tươi, rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên cám hay các món salad hoa quả cho khẩu phần ăn của mình.
Nước Rất Quan Trọng.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mang thai rất quan trọng. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 cốc nước tương đương 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa làm việc trơn tru và giúp làm phân mềm hơn.
Đừng Ăn Quá No.
Hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn để giúp giảm táo bón. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời cho phép hệ thống tiêu hóa vận chuyển thức ăn một cách thuận lợi hơn.
Ăn quá no có thể gây quá tải cho dạ dày và khiến hệ tiêu hóa khó xử lý những gì bạn đã tiêu thụ.
Hãy Vận Động.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm táo bón. Tập thể dục kích thích hệ thống tiêu hóa và giúp nó làm việc tốt hơn. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Hãy thử đi bộ hay chọn những bài tập yoga, những bài tập thể dục nhẹ phù hợp cho phụ nữ trong thai kỳ.
Thuốc Làm Mềm Phân.
Nếu các lựa chọn tự nhiên không thành công, đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân dạng uống hoặc các thuốc dạng thụt trực tràng trong thời gian ngắn.
Chất làm mềm phân dạng uống hay thụt giúp làm ẩm ruột của bạn để phân đi ngoài dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng một số thuốc dạng thụt trực tràng sẽ không được khuyến nghị sử dụng đối với bệnh nhân bị trĩ.
Thuốc làm mềm phân dạng uống và các thuốc dạng thụt trực tràng không nên tự ý sử dụng và cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ những người có chuyên môn.
Hello!! Chúc bạn một ngày tốt lành.
Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. He who has health, has hope; and he who has hope, has everything. -Thomas Carlyle