1.Chỉ bổ sung sắt qua thực phẩm.
Một số mẹ bầu chọn cách bổ sung sắt qua thực phẩm, đó là tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, ngũ cốc, khoai tây, hạt bí ngô… mà không uống thêm thuốc sắt.Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra việc bổ sung sắt qua thực phẩm là chưa đủ, mẹ bầu có thể bị thiếu hụt sắt nếu như không kết hợp bổ sung thêm bằng đường uống. Lý do là vì phụ nữ mang thai cần lượng sắt cao hơn người bình thường và lượng sắt cũng tăng dần theo tuổi thai, ví dụ như: trong 3 tháng đầu, nhu cầu sắt trong cơ thể người mẹ 30mg/ngày, 3 tháng giữa là 40mg/ngày, 3 tháng cuối là 50 – 60mg/ngày, thậm chí có nhiều mẹ bầu nhu cầu sắt còn cao hơn thế).
2.Một số sai lầm khi uống sắt
Việc bổ sung sắt bằng đường uống là điều mà mẹ bầu nên làm tuy nhiên cần uống đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất, tuy nhiên có nhiều mẹ bầu vẫn mắc phải sai lầm khi uống thuốc sắt chẳng hạn như:Uống sắt cùng với sữa: Điều này là không tốt vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Mẹ bầu hãy uống sắt trước khi uống sữa khoảng một giờ đồng hồ. Không uống sắt cùng thời điểm với canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.Uống sắt trước giờ đi ngủ: Điều này sẽ khiến cơ thể người mẹ bị nóng, khó ngủ do vậy thời điểm tốt nhất nên uống sắt đó chính là khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối.
3.Thừa còn hơn thiếu
Với suy nghĩ sắt quan trọng với phụ nữ mang thai vì vậy nhiều mẹ bầu bổ sung sắt một cách vô tội vạ, uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra: Trường hợp thiếu sắt thì thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân bị dị dạng, sinh non, thậm chí là sảy thai, còn mẹ có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng nếu như bị thừa sắt thì mẹ có thể bị tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Do vậy mẹ bầu cần bổ sung sắt đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
4.Chỉ cần bổ sung sắt là đủ
Nhiều mẹ bầu cho rằng, sắt là dưỡng chất quan trọng nhất do vậy không cần thiết phải bổ sung thêm các dưỡng chất khác mà chỉ cần bổ sung sắt là đủ. Tuy nhiên đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, trong quá trình mang thai mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, ngoài sắt cần có nhiều chất khác nhau như: Omega 3, magie, kẽm, acid folic và các loại vitamin A, B, C, D, E…
mymom với thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu kỹ lưỡng và tối ưu nhất cho mẹ bầu. việc mẹ bầu cần làm đơn giản chỉ là uống đúng theo liều lượng.Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm bổ sung sắt đúng cách, tránh mắc sai lầm để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
BẠN CÓ THỂ MUA SẮT BẦU MYMOM TẠI ĐÂY:
Cod Toàn quốc tại shopee:
ẤN VÀO ĐÂY : SHOPEE
link page nhà thuốc tiến thủy:tại đây
Táo bón có thể gây nên các biến chứng như sinh non ở 3 tháng cuối, hay sẩy ở 3 tháng đầu của thai kỳ, do trong quá trình “rặn” sẽ gây co bóp tử cung của mẹ bầu. Ngoài ra việc phân bị tích tụ lâu trong ruột sẽ khiến các chất độc như phenol, ammoniac… bị hấp thụ ngược lại cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số mẹ bầu bị táo bón nặng khi mang thai dẫn đến đi ngoài ra máu tươi, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… tuy chưa tới mức nguy hiểm nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và gây ra tâm lý lo âu ở phụ nữ trong quá trình mang thai.
Táo bón trong thai kỳ có thể do những nguyên nhân sau:
- Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự giãn cơ. Trong đó Bao gồm cả các cơ trong hệ thống tiêu hóa, và khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Ngoài ra ở phụ nữ mang thai Tử cung và thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ chèn ép hệ thống tiêu hóa dẫn đến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn gây nên hiện tượng táo bón.
- trong quá trình mang thai phụ nữ vận động khó khăn và nặng nề, tâm lý lo lắng khiến một số bạn sẽ có thói quen ít vận động, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
- táo bón còn do quá trình bổ sung các khoáng chất như sắt cà canxi trong thai kỳ
- do nhịn đi vệ sinh và do ăn quá no hay ăn quá nhiều một lúc khiến cơ thể không kịp hấp thụ và tiêu hóa.
Sau đây Nhà Thuốc Tiến Thủy sẽ mách bạn 5 cách xử lý khi bị táo bón tại nhà đơn giản mà ai cũng làm được trong trong quá trình mang thai.
5 cách xử lý khi bị táo bón:
Ăn nhiều chất xơ.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Nó cũng cung cấp vitamin và các chất chống oxy hóa cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì cơ thể thường xuyên khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây tươi, rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên cám hay các món salad hoa quả cho khẩu phần ăn của mình.
Nước Rất Quan Trọng.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mang thai rất quan trọng. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 cốc nước tương đương 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa làm việc trơn tru và giúp làm phân mềm hơn.
Đừng Ăn Quá No.
Hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn để giúp giảm táo bón. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời cho phép hệ thống tiêu hóa vận chuyển thức ăn một cách thuận lợi hơn.
Ăn quá no có thể gây quá tải cho dạ dày và khiến hệ tiêu hóa khó xử lý những gì bạn đã tiêu thụ.
Hãy Vận Động.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm táo bón. Tập thể dục kích thích hệ thống tiêu hóa và giúp nó làm việc tốt hơn. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Hãy thử đi bộ hay chọn những bài tập yoga, những bài tập thể dục nhẹ phù hợp cho phụ nữ trong thai kỳ.
Thuốc Làm Mềm Phân.
Nếu các lựa chọn tự nhiên không thành công, đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân dạng uống hoặc các thuốc dạng thụt trực tràng trong thời gian ngắn.
Chất làm mềm phân dạng uống hay thụt giúp làm ẩm ruột của bạn để phân đi ngoài dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng một số thuốc dạng thụt trực tràng sẽ không được khuyến nghị sử dụng đối với bệnh nhân bị trĩ.
Thuốc làm mềm phân dạng uống và các thuốc dạng thụt trực tràng không nên tự ý sử dụng và cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ những người có chuyên môn.
Hello!! Chúc bạn một ngày tốt lành.
Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. He who has health, has hope; and he who has hope, has everything. -Thomas Carlyle