Táo bón có thể gây nên các biến chứng như sinh non ở 3 tháng cuối, hay sẩy ở 3 tháng đầu của thai kỳ, do trong quá trình “rặn” sẽ gây co bóp tử cung của mẹ bầu. Ngoài ra việc phân bị tích tụ lâu trong ruột sẽ khiến các chất độc như phenol, ammoniac… bị hấp thụ ngược lại cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số mẹ bầu bị táo bón nặng khi mang thai dẫn đến đi ngoài ra máu tươi, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… tuy chưa tới mức nguy hiểm nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và gây ra tâm lý lo âu ở phụ nữ trong quá trình mang thai.

Táo bón trong thai kỳ có thể do những nguyên nhân sau:

  • Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự giãn cơ. Trong đó Bao gồm cả các cơ trong hệ thống tiêu hóa, và khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Ngoài ra ở phụ nữ mang thai Tử cung và thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ chèn ép hệ thống tiêu hóa dẫn đến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn gây nên hiện tượng táo bón.
  • trong quá trình mang thai phụ nữ vận động khó khăn và nặng nề, tâm lý lo lắng khiến một số bạn sẽ có thói quen ít vận động, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
  • táo bón còn do quá trình bổ sung các khoáng chất như sắt cà canxi trong thai kỳ
  • do nhịn đi vệ sinh và do ăn quá no hay ăn quá nhiều một lúc khiến cơ thể không kịp hấp thụ và tiêu hóa.

Sau đây Nhà Thuốc Tiến Thủy sẽ mách bạn 5 cách xử lý khi bị táo bón tại nhà đơn giản mà ai cũng làm được trong trong quá trình mang thai.

5 cách xử lý khi bị táo bón:

Ăn nhiều chất xơ.

ảnh minh họa

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Nó cũng cung cấp vitamin và các chất chống oxy hóa cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì cơ thể thường xuyên khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây tươi, rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên cám hay các món salad hoa quả cho khẩu phần ăn của mình.

Nước Rất Quan Trọng.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mang thai rất quan trọng. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 cốc nước tương đương 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa làm việc trơn tru và giúp làm phân mềm hơn.

Đừng Ăn Quá No.

Hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn để giúp giảm táo bón. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời cho phép hệ thống tiêu hóa vận chuyển thức ăn một cách thuận lợi hơn.

ảnh minh họa

Ăn quá no có thể gây quá tải cho dạ dày và khiến hệ tiêu hóa khó xử lý những gì bạn đã tiêu thụ.

Hãy Vận Động.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm táo bón. Tập thể dục kích thích hệ thống tiêu hóa và giúp nó làm việc tốt hơn. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Hãy thử đi bộ hay chọn những bài tập yoga, những bài tập thể dục nhẹ phù hợp cho phụ nữ trong thai kỳ.

Thuốc Làm Mềm Phân.

Nếu các lựa chọn tự nhiên không thành công, đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân dạng uống hoặc các thuốc dạng thụt trực tràng trong thời gian ngắn.

Chất làm mềm phân dạng uống hay thụt giúp làm ẩm ruột của bạn để phân đi ngoài dễ dàng hơn.

Lưu ý rằng một số thuốc dạng thụt trực tràng sẽ không được khuyến nghị sử dụng đối với bệnh nhân bị trĩ.

Thuốc làm mềm phân dạng uống và các thuốc dạng thụt trực tràng không nên tự ý sử dụng và cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ những người có chuyên môn.

Khi bị táo cơ thể của chúng ta phải mất đến vài ngày để tiêu hóa và đào thải thức ăn.

Với một vài trường hợp, tình trạng bị táo bón trở thành mãn tính. Đồng nghĩa với việc đi tiêu với tình trạng phân cứng, khô ráp, và cảm giác khó chịu. Táo bón bắt đầu xuất hiện ở đại tràng, hay còn gọi là ruột già và Đại tràng được chia thành bốn phần:

kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, đại tràng sigma. chúng được kết nối với trực tràng và các cơ thắt hậu môn.

ảnh minh họa

Đầu Tiên ruột non vận chuyển phân có chứa thức ăn, mật và dịch tiêu hóa tới đại tràng. Khi phân tới đại tràng thì đại tràng sẽ hút hết lượng nước trong phân và khiến cho phân biến đổi từ dạng lỏng sang rắn.

Quy trình biến đổi này diễn ra càng lâu, đại tràng càng hút nhiều nước và khiến phân càng rắn hơn.

Khi đến phần đại tràng sigma, phân tiếp tục bị hút nước một lần nữa trước khi đi đến trực tràng. Lúc này dưới áp lực của phân, trực tràng sẽ căng phồng và làm các cơ thắt hậu môn giãn ra.đây cũng là lúc mà bạn đưa ra quyết định: đi tiêu hay là nhịn.

Điều này được quyết định bởi các cơ thắt hậu môn gồm: Cơ mu trực tràng và cơ thắt hậu môn ngoài. Khi bạn giãn cơ thắt hậu môn ngoài, phân sẽ được thải ra.

Cơ mu trực tràng có hình dạng như một chiếc võng thắt ngang qua trực tràng và tạo thành một góc gọi là góc trực tràng. Với người bị táo bón cơ chế này gặp một chút vấn đề khi hoạt động dẫn đến việc khó đi ngoài.

Có hai nguyên nhân thường thấy cho vấn đề này:

Thứ nhất là do sự di chuyển chậm của phân trong ruột già, ruột già đã hút quá nhiều nước từ phân và làm phân khô cứng quá mức.
Nguyên nhân còn lại là do sự bất thường của cơ mu – trực tràng, khiến phân khó chuyển xuống trực tràng. Có thể do cơ quá căng hoặc bị sa cơ. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh hoặc người già do ảnh hưởng của quá trình lão hóa.
Những vấn đề này khiến góc trực tràng hẹp hơn và khiến khó thải phân ra ngoài hơn. để xác định nguyên nhân táo bón, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống đo lường về các loại phân.

Biểu đồ này cho chúng ta biết mình bị táo bón ở mức độ nào:

Ảnh minh họa: thang điểm Bristol đánh gia mức độ táo bón.

Với những người bị táo bón, khi đi vệ sinh nên ở tư thế ngồi kê cao chân bằng một cái ghế và thẳng lưng ngả người về phía trước. Điều này làm thẳng góc trực tràng và khiến phân dễ ra ngoài hơn.
Nếu bị táo bón thường xuyên hay còn gọi là táo bón mạn tính thì tốt nhất nên thay đổi cách ăn uống và lối sống. Bạn có thể bổ sung nhiều chất xơ, thường xuyên tập thể dục, mát xa vùng bụng và uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ táo bón.