Categories: Mẹ và Bé

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị nôn trớ? Cha mẹ nên làm gì?

1-Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú.

Khi trẻ bú một lượng lớn sữa, việc trẻ bị nôn trớ, hoặc ‘ọc ra’, là điều hết sức bình thường.   Bé có thể bị nôn trớ nhiều, hoặc ít. Và hầu hết, trẻ sơ sinh đều sẽ có xu hướng bị ‘nôn trớ’ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong 12 tháng đầu đời.

Bé của bạn có thể có những cơn nôn ‘nhẹ nhàng’, chỉ trào một ít sữa ra từ miệng. Hoặc cũng có thể bé sẽ nôn mửa theo kiểu kịch phát, với một lượng lớn sữa chảy ra từ miệng, và mũi. Điều này khiến các bậc làm cha mẹ cảm thấy rất lo lắng.

Nhưng không giống như người lớn, trẻ sơ sinh nôn trớ khá dễ dàng, và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

2-Nguyên nhân phổ biến của nôn trớ.

Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, cùng với sữa, trẻ sẽ nuốt một lượng khí trong quá trình bú của mình. Những bóng khí này, sẽ được cơ thể của bé loại bỏ bớt nhờ cơ chế ợ hơi. Khi đó, một lượng sữa sẽ được đưa lên thực quản cùng với bóng khí, khiến cho bé gặp hiện tượng nôn trớ.

Nếu trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú, nó là chất lỏng màu trắng đục. 

Nếu sữa trào ra sau một thời gian khi cho bé bú, sữa thường sẽ được tiêu hóa một phần và có hiện tượng vón cục.

ảnh minh họa: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ

– Các lý do khác gây nôn trớ:

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên, là do van cơ giữa thực quản và dạ dày còn non yếu ( còn gọi là cơ vòng thực quản) và chưa trưởng thành. Ở cơ thể người lớn, thì van này sẽ đóng chặt sau khi nuốt thức ăn, để giữ thức ăn không bị trào lên. Cần rất nhiều lực, đẩy van này mở ra để người lớn có thể “nôn”. Nhưng Đối với trẻ sơ sinh, van này đóng không chặt. Nó có thể dễ dàng bị ép mở ra với một áp lực nhẹ.

Ảnh minh họa: Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ.

Chúng ta thường gặp trong các trường hợp khi bé ăn no, bóng khí trong ợ hơi, hay sự vận động rung lắc sau khi ăn. Những trường hợp trên đều có thể khiến van này mở ra, và gây hiện tượng trào ngược.

Một số bậc cha mẹ cho bé ăn ở tư thế nằm, khiến áp lực lên van này tăng và dễ trào ngược hơn.

Nôn trớ, còn đến từ quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ. ruột, dạ dày, sẽ thực hiện hành động ‘co bóp’. Áp lực từ những cơn co thắt này, cũng có thể khiến sữa trào ngược lên thực quản của trẻ.

3- Đừng lo lắng.

Hầu hết những trẻ bị nôn trớ đều khỏe mạnh. Trẻ sẽ  ‘lớn lên’ bình thường, và đây là một phần của quá trình trưởng thành. Tình trạng này có thể cải thiện phần nào, sau 6 tháng hoặc lâu hơn. Khi bé của bạn đã biết ngồi dậy, và dành nhiều thời gian hơn ở tư thế thẳng.Trọng lực, sẽ giúp một phần giữ cho mọi thứ ở nguyên vị trí của nó.Hãy xem như đây là một phần, trong quá trình lớn lên của bé.

4- Mẹo đối phó với tình trạng trẻ bị nôn trớ.

Mẹo đối phó với tình trạng trẻ bị nôn trớ.

Giữ tã dự phòng, khăn lau tay hoặc khăn rửa tay trong và sau khi cho con bú. 

Hãy nhẹ nhàng với trẻ sau khi bú. Tránh lắc lư xung quanh và nâng lên hạ xuống quá nhanh. 

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc trẻ tiếp tục đòi bú sau khi nôn trớ. Nếu trẻ có vẻ đói, hãy cho trẻ bú lại cho đến khi trẻ hài lòng (Tùy theo nhu cầu của bé).

Không nên thay đổi cách cho trẻ bú, để cố gắng khắc phục tình trạng nôn trớ. Cho trẻ bú nhiều hơn, hoặc cách xa các lần bú sẽ không làm thay đổi tình trạng nôn trớ của trẻ.

Không nên thay đổi sữa công thức, nếu trẻ bú bình. Điều này sẽ không ngăn bé bị nôn trớ.

Không nên làm đặc sữa công thức (hoặc thêm các chất khác như ngũ cốc, thảo dược, hay mẹo dân gian gì đó…) với niềm tin rằng tình trạng sẽ đỡ hơn. điều này không giúp ích gì, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bạn có thể cho trẻ nghiêng đầu về một bên khi nằm, tránh trường hợp bé bị sặc do sữa bị trớ ra.

Bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé. Tuy nhiên hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng.

5- Khi nào nên liên hệ bác sĩ?

Ảnh minh họa: Trẻ Bị Nôn Trớ Khi nào nên liên hệ Bác sĩ.

Nếu bạn lo lắng rằng, bé của bạn bị nôn trớ quá mức, hoặc có vẻ không khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ. 

Các triệu chứng bạn nên theo dõi như:  trẻ có ít hơn sáu tã ướt trong 24 giờ, bú ít hoặc mê man, tiêu chảy hoặc sốt, chất nôn có mùi rất khó chịu hoặc nếu nó bao gồm dịch vàng tươi, cam hoặc xanh lục dịch mật,chướng bụng, đau bụng, nôn có lẫn máu, co giật,…

Đây là dấu hiệu đáng quan tâm của nôn trớ bệnh lý và cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Nhà Thuốc Tiến Thủy

Share
Published by
Nhà Thuốc Tiến Thủy

Recent Posts

Men vi sinh Enteromax: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ!

Trong lĩnh vực y học, đặc biệt là tại Việt Nam, đã xuất hiện một…

11 tháng ago

Các Loại Vitamin Tan Trong Dầu Có Tác Dụng Gì? Vai Trò Đối Với Cơ Thể.

Vitamin là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể con…

1 năm ago

Super IMUN Hỗ Trợ Tăng Đề Kháng Cho Bé Với Beta-Glucan Từ Mỹ.

Bạn đang lo lắng về sức khỏe của con em mình? Bạn muốn bảo vệ…

1 năm ago

Vitamin A, Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Đúng Liều Lượng

Vitamin A là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, giúp phát triển tế…

1 năm ago

Vitamin tổng hợp cho người lớn MEX từ Mỹ

Với 31 thành phần Vitamin tổng hợp dành cho người lớn MEX sẽ cung cấp…

1 năm ago

Top 5 sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ tốt nhất trong mùa dịch.

Chúng ta đang chiến đấu chống đại dịch COVID-19 và các biến thể, nhiều bậc…

2 năm ago